Sốt ở trẻ em: Biểu hiện và phân loại như nào?

CTY DƯỢC PHẨM HẢI PHÁT
Thứ Bảy, 10/12/2022

Sốt ở trẻ em: Biểu hiện và phân loại như nào?

Sốt ở trẻ em là một bệnh rất thường gặp, khiến cho nhiều cha mẹ đau đầu.

Vậy biểu hiện của sốt của trẻ như thế nào?

Làm sao để trẻ biết được đang sốt nặng hay sốt nhẹ để đưa ra phương án điều trị cho phù hợp?

Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sốt ở trẻ em là một bệnh rất thường gặp, khiến cho nhiều cha mẹ đau đầu.

Vậy biểu hiện của sốt của trẻ như thế nào?

Làm sao để trẻ biết được đang sốt nặng hay sốt nhẹ để đưa ra phương án điều trị cho phù hợp?

Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sốt ở trẻ em thường có biểu hiện gì?

Sốt ở trẻ có thể biểu hiện sốt rõ ràng hoặc không rõ ràng. Với trẻ càng nhỏ, các biểu hiện càng khó nhận ra. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phát hiện con đang sốt khi trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Cáu kỉnh
  • Ngủ li bì
  • Ăn kém hơn
  • Quấy khóc nhiều
  • Cảm thấy ấm hoặc nóng
  • Thở nhanh
  • Co giật
  • Bàn tay bàn chân lạnh
  • Da hơi xanh tái

Sốt ở trẻ em được phân loại như thế nào?

Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được chia làm 3 mức độ. Mẹ hãy đọc kỹ để có thể đưa ra phương án phù hợp nhất đối với từng trẻ.

Sốt nhẹ

  • Khi đo ở nách trên mức bình thường (> 37 độ C) đến 38 độ C.
  • Nguyên nhân: Thường là do nhiễm vi khuẩn ở mức độ nhẹ hoặc do mọc răng, dị ứng, sau khi tiêm vắc xin (khoảng 37,5 độ C).
  • Do sức đề kháng của bé yếu nên khi thời tiết thay đổi cũng có thể dẫn tới sốt nhẹ.

Sốt vừa

  • Khi đo nhiệt độ nách cơ thể > 38 độ C – 39 độ C.
  • Nguyên nhân: Thường do bé bị nhiễm khuẩn, virus nhưng ở giai đoạn đầu, mới chớm. Ngoài ra, sốt vừa cũng thường gặp ở những bé mắc một số bệnh mãn tính.

Sốt cao

  • Khi đo nhiệt độ ở mức > 39 độ C.
  • Nguyên nhân: Thường gặp ở những bệnh diễn biến cấp tính, hay những bệnh nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết). Ngay cả khi sốt do virus, vi khuẩn ở giai đoạn cấp (giai đoạn phát triển mạnh của vi khuẩn).
  • Gây nên những tổn thương, rối loạn ở trung khu điều hòa nhiệt cơ thể.

Chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Trước khi cho trẻ sử dụng thuốc, mẹ hãy thử giảm nhiệt độ cho bé bằng 1 số cách sau nhé:

  • Chườm khăn ấm: Sử dụng nước ấm để lau da bé, đặc biệt là trán và nách. Có thể biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên đó.
  • Cho bé uống nhiều nước: Cho bé tăng cường bú mẹ hoặc sữa công thức, vừa giúp bé hạ sốt vừa giúp bé khỏe hơn đó các bạn.
  • Cởi bớt quần áo: Cho bé mặc quần áo nhẹ nhàng và giữ cho môi trường mát mẻ thoải mái.
  • Dùng thuốc hạ sốt: Nếu em bé của bạn vẫn có vẻ không thoải mái, lúc này mẹ hãy cân nhắc dùng thuốc hạ sốt.

Lưu ý: Đừng cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi uống thuốc mà không có sự chấp thuận của bác sĩ và tuân theo các nguyên tắc an toàn quan trọng này bất cứ khi nào bạn cho bé giảm sốt.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Cha mẹ cần đưa con tới khám bác sĩ nếu:

  • Dưới 6 tháng tuổi.
  • Không kiểm soát được nhiệt độ (dù đã cho uống thuốc mà vẫn không hạ sốt).
  • Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy (mắt trũng, khóc không nước mắt).
  • Đã được đi khám bác sĩ nhưng tình trạng không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng mới.

Cha mẹ vẫn cần theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như đã đề cập ở trên để nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu cần thiết.

Cảm ơn các bậc cha mẹ đã theo dõi!

Viết bình luận của bạn