[Mới nhất] Nguyên nhân khiến bé biếng ăn
CTY DƯỢC PHẨM HẢI PHÁT
Thứ Sáu,
18/08/2023
[Mới nhất] Nguyên nhân khiến bé biếng ăn
Biếng ăn ở bé là một tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh quan tâm. bé biếng ăn thường không thèm ăn, kén ăn. Tình trạng biếng ăn kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Vậy tại sao bé biếng ăn và hậu quả như nào, cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến biếng ăn trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến bé biếng ăn?
Biếng ăn ở bé có nhiều mức độ khác nhau, mỗi mức độ lại có độ nguy hiểm và tầm ảnh hưởng tới bé khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé biếng ăn phổ biến.
Khác:
-
Bé biếng ăn phải làm sao?
-
Bé biếng ăn nên bổ sung gì?
-
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân?
Khẩu phần ăn của bé thiếu cân đối
Nhiều phụ huynh có thói quen bổ sung thức ăn cho con quá sớm mà không đảm bảo khẩu phần ăn cân đối. Điều này dẫn đến việc bé chỉ tập trung vào một nhóm thực phẩm hoặc bổ sung không đủ 4 nhóm thực phẩm quan trọng gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất.
Hậu quả của việc này là bé bị thiếu vitamin nhóm B (bao gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình trao đổi chất của thức ăn. Bên cạnh đó, bé biếng ăn gây ra tình trạng thiếu kẽm và giới hạn khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu thiếu chất xơ, bé có thể bị táo bón, chướng bụng và cảm thấy khó chịu, dẫn đến việc bé trở nên chán ăn. Nếu thiếu protein, bé có thể phát triển chậm về mặt cân nặng.
Đảm bảo khẩu phần ăn cân đối và đa dạng là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé. Việc cung cấp đủ các nhóm thực phẩm, bao gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất, sẽ giúp bé nhận được đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển vượt trội. Đa dạng khẩu phần ăn giúp hạn chế tình trạng bé biếng ăn.
Bé thay đổi tâm sinh lý hoặc bị ốm
Các giai đoạn phát triển của bé như biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, và mọc răng thường đi kèm với những thay đổi sinh lý quan trọng. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến khẩu phần ăn khiến bé trở nên mệt mỏi và ốm.
Một số nguyên nhân khiến bé biếng ăn gồm:
- Mọc răng: bé khi mọc răng có thể gặp viêm loét vùng miệng hoặc sâu răng, gây đau đớn và khó chịu khi ăn. Vì vậy, bé thường bỏ ăn để tránh cảm giác đau.
- Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa có thể làm cho bé cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, và không có cảm giác đói. Điều này dẫn đến tình trạng biếng ăn và tăng nguy cơ chậm phát triển.
- Dùng kháng sinh, sắt, vitamin A, vitamin D quá liều: Việc sử dụng quá liều kháng sinh, sắt, vitamin A, hoặc vitamin D có thể ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống của bé và gây biếng ăn.
- Nhiễm ký sinh trùng hoặc viêm đường hô hấp: bé bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, hoặc mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi thường có thể gặp tình trạng ăn ít hoặc bỏ ăn. Điều này do cảm giác đói và ham muốn ăn bị ảnh hưởng.
Thói quen cho bé ăn uống của cha mẹ chưa đúng
-
Cha mẹ đôi khi cho bé ăn một món ăn quá nhiều lần đôi khi khiến bé chán ăn, tạo thành thói quen biếng ăn cho bé.
-
Giờ ăn của bé không cố định cũng là nguyên nhân khiến cho bé trở nên chán ăn. Khi ăn uống vào giờ cố định, hệ tiêu hóa của bé được thiết lập cố định giúp bé dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
-
Nuông chiều bé quá mức khi ăn, cha mẹ thường dứ bé ăn bằng cách xem tivi hoặc điện thoại, … điều này gây nguy cơ cho bé biếng ăn, không thèm ăn, kém tập trung vào quá trình ăn ở bé.
-
Thức ăn không phù hợp với bé hoặc nấu một món ăn nhiều bữa.
Tâm lý bé không thoải mái khi ăn
-
Phương pháp ép bé ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc bé ăn hết định mức không chỉ không hiệu quả mà còn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và tâm lý của bé.
-
Các thay đổi trong môi trường ăn như thời gian, nơi, người cho ăn cũng có thể gây ra tình trạng biếng ăn ở bé. Đặc biệt, khi bé thay đổi môi trường gần gũi có thể dẫn đến tình trạng hờn dỗi và không muốn ăn.
-
Thay vì áp đặt và sử dụng phương pháp ép ăn tiêu cực, quan trọng hơn là cha mẹ nên tạo ra môi trường tích cực và thoải mái cho bé trong việc ăn uống. Tạo ra các bữa ăn thú vị và đa dạng các món ăn có thể giúp giảm tình trạng biếng ăn và tạo ra một môi trường ăn uống khỏe mạnh cho bé.
Bé thường ăn vặt trước bữa ăn
Bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt vào các khoảnh khắc trước bữa ăn chính có thể tạo cho bé cảm giác no trước bữa chính. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bé biếng ăn, những loại thức ăn vặt thường chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Ví dụ, bánh kẹo, snack, khoai tây chiên … thường chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, dầu mỡ, và tinh bột.
Những thành phần này có thể gây hại cho cả thể chất và trí óc của bé. Nếu tiêu thụ quá nhiều, chúng có thể gây ra sâu răng, gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, góp phần vào tình trạng béo phì, làm yếu cấu trúc xương, và gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch.
Thay vì cho bé tiêu thụ quá nhiều thực phẩm vặt không tốt, cha mẹ nên tạo ra môi trường ăn uống cân đối với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Các loại thực phẩm này sẽ cung cấp các loại thức ăn chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ, để bé có thể phát triển một cách lành mạnh và có đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
Bé thiếu vitamin và dưỡng chất
Thiếu hụt các khoáng chất quan trọng như kẽm và selen có thể dẫn đến tình trạng bé cảm thấy không ngon miệng và lười ăn. Kẽm và selen đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng. Khi bé biếng ăn, sự thiếu hụt dưỡng chất này có thể ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống của bé và làm cho bé trở nên biếng ăn.
Bé ham chơi dẫn tới bỏ bữa
Thực tế, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra biếng ăn ở bé là sự ham chơi quá mức. Việc bé quá tập trung vào hoạt động chơi có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các bữa ăn hoặc không ăn đủ, từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Sự tập trung yếu trong quá trình ăn uống do các yếu tố xung quanh có thể dẫn đến bé biếng ăn, khi mải chơi bé sẽ không chú tâm và ngâm trong miệng. Khi xảy ra một cách thường xuyên, nó có thể trở thành thói quen, gây ra tình trạng biếng ăn.
Hậu quả khôn lường khi bé biếng ăn
Sự biếng ăn có thể dẫn đến việc bé chậm tăng cân. Trong khoảng thời gian từ 12 tháng trở lên, bé thường tăng cân khoảng 100 - 200g mỗi tháng. Nếu không có can thiệp kịp thời, tình trạng biếng ăn có thể gây suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng. Điều này làm giảm sức đề kháng của bé, làm cho bé dễ mắc bệnh và tình trạng biếng ăn càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài và nặng, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé trong tương lai. Bé biếng ăn đối mặt với nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thể còi cọc, tầm vóc thấp và quá trình phục hồi dinh dưỡng sẽ khó khăn, kéo dài hơn so với bé có tình trạng chán ăn nhẹ.
Tình trạng biếng ăn là một vấn đề phức tạp, được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và có tác động trực tiếp đến thể trạng và sức khỏe của bé. Phụ huynh cần xác định và xử lý nguyên nhân gây ra biếng ăn ở bé, và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa để đề xuất và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp nhằm giúp bé vượt qua tình trạng biếng ăn và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh.
Cách khắc phục tình trạng bé biếng ăn
- Thay đổi món ăn cho bé hàng ngày, cho bé ăn nhiều mẫu thực phẩm khác nhau. Hãy tôn trọng sở thích của bé bằng cách cho bé thưởng thức những món bé thích.
- Hạn chế lượng thịt cá bé ăn. Đảm bảo cho bé có cân đối các dạng thức ăn khác nhau.
- Thường xuyên biến đổi cách chế biến để kích thích khẩu vị bé.
- Trang trí và sắp xếp thức ăn một cách đẹp mắt, hấp dẫn. Ví dụ, có thể thay đổi hình dáng bát, thìa để bé có hứng thú hơn khi ăn. Nếu bé từ chối thử một món ăn mới, hãy thử lại vào lần sau thay vì cố ép bé ăn.
- Tránh cho bé ăn đồ ăn không lành mạnh như bánh kẹo, đồ uống ngọt trước bữa ăn.
- Thời gian bữa ăn của bé nên giới hạn trong khoảng 30 phút.
- Cho bé ăn khi thấy bé đói, và khi bé từ chối ăn, hãy thử đưa cho bé thử một loại thực phẩm khác (nếu thích hợp). Khen bé về việc ăn ngon và luôn tươi cười, khích lệ bé nhiều để bé tự tin và vui vẻ khi ăn.
- Khuyến khích bé tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để thúc đẩy sự độc lập.
- Khen bé khi bé chịu ăn, cho dù chỉ là một ít thức ăn.
Tại sao nên cho bé sử dụng Bio Horus?
"Bio Horus" là một sản phẩm hỗ trợ sức khỏe chứa các loại lợi khuẩn có khả năng cải thiện sức khỏe ruột và hệ tiêu hóa.
Dưới đây là một số ưu điểm Bio Horus được các chuyên gia đánh giá và khuyên dùng:
-
Kháng lại các độc tố ruột: Lợi khuẩn trong Bio Horus có khả năng sản xuất chất kháng độc tố, giúp kháng lại các chất độc tố mà khuẩn độc tố (enterotoxin) sản xuất giúp ngăn chặn các phản ứng tiêu chảy do độc tố gây ra.
-
Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cho bé: Các lợi khuẩn có khả năng sản xuất các enzyme tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, tổng hợp các vitamin nhóm B.
-
Tăng cường hệ miễn dịch cho bé: Sử dụng probiotics có thể kích thích sự sản xuất kháng thể và hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng khả năng đối phó với các bệnh nhiễm khuẩn.
-
Tối ưu hóa quá trình tiêu hóa: Các lợi khuẩn có thể tối ưu hóa tiến trình phân giải thức ăn, làm cho phân mềm hơn và dễ dàng đẩy khỏi cơ thể.
Bé biếng ăn không còn là vấn đề khó nữa khi đã có Bio Horus. Nhắn tin cho chúng tôi để được tư vấn khi bé nhà bạn còn biếng ăn. Bio Horus: Nụ cười của Bé - Hạnh phúc của Mẹ.