Sau sinh mổ cần chú ý điều gì?
CTY DƯỢC PHẨM HẢI PHÁT
Thứ Bảy,
10/12/2022
Sau sinh mổ cần chú ý điều gì?
Chăm sóc phụ nữ sau sinh mổ là một việc rất quan trọng. Vì việc hồi phục của sản phụ sinh mổ thường lâu và khó khăn hơn nhiều so với những phụ nữ sinh thường. Ngoài ra nguy cơ bị hậu sản, nhiễm trùng cũng cao hơn.
Vì vậy khi chăm mẹ bầu người thân cần chú ý và cẩn trọng từ việc vệ sinh vết mổ, sinh hoạt và thực phẩm để các mẹ sau sinh mổ có thể nhanh hồi phục hơn.
Không nên ăn quá no sau 6 tiếng khi mổ
Trước khi bước vào phòng mổ, thông thường các mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu thụt để ruột được sạch sẽ hoặc khuyên không nên ăn trước khi mổ (tùy từng viện các mẹ đăng ký sinh). Vì vậy sau sinh, có thể các mẹ sẽ có cảm giác đói… Tuy nhiên, đừng vì vậy mà ăn uống quá no nhé. Sau ca đẻ mổ đẻ, ruột bị động chạm, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, khi mẹ ăn nhiều sẽ khiến tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Chính vì vậy, sau phẫu thuật trong 6 giờ thì không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống và cũng nên ăn cháo loáng trước, cho đến khi trung tiện được thì mới nên ăn cơm bình thường.
Không nên nằm quá nhiều sau 24h sinh
Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở giường là cần thiết nhưng ngủ lâu quá lại không tốt vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau khi phẫu thuật, cần thực hiện các hoạt động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Từ 24 giờ sau khi mổ thì mẹ nên cố gắng xoay người, trở mình, tập ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm. Làm cách này sẽ giúp dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết mạch bị tắc dẫn đến các bộ vị tách mạch.
Nằm ngửa sau khi mổ sẽ khiến tử dung co thắt
Nằm ngửa thường tạo cho chị em cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, sau khi mổ tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau, nằm ngửa dưới giường sẽ cảm thấy đau đớn hơn, tử cung co thắt. Vì vậy, sản phụ nên nằm nghiêng và kê gối chăn cao sau lưng để lưng và giường có khoảng cách 20-30 độ nghiêng, để giảm việc di động của cơ thể, giúp vết mổ bớt đau và nhanh lành hơn.
Trong tháng đầu không để cơ thể nhiễm lạnh
Sau khi sinh nở, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh quá sớm, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người quan niệm thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)…
Vậy nên mẹ có thể sau 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được rồi, không nên để một tháng. Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý.
Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản. Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm “dội” nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu. Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
“Yêu” sớm trước 6 – 8 tuần khiến vết mổ dễ rách, lâu khỏi
Trong khi làm “chuyện ấy”, nếu không được kiểm soát, hai vợ chồng có thể sẽ có những hành động quá khích gây đau đớn cho sản phụ đặc biệt là đối với vết thương mổ đẻ. Mẹ đẻ mổ nên kiêng hoàn toàn chuyện ấy trong khoảng 6-8 tuần. Mẹ cũng nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì stress có thể gây nguy hại cho sức khoẻ sản phụ, gây thiếu sữa và dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.
Vận động nặng trong 3 tháng đầu khiến mẹ dễ mất sức, ảnh hưởng tới vết mổ
Chị em cần đặc biệt lưu ý rằng sinh mổ là một ca đại phẫu quan trọng, vì vậy vết thương mổ đẻ cũng cần được chăm sóc và giữ gìn kỹ lưỡng. Ngoài ra, sức khỏe của mẹ cũng phải được quan tâm hàng đầu. Mẹ sau sinh nên tránh tránh các hoạt động nặng và không được với cao, bê đồ nặng. Mẹ cũng nên nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để giúp việc nhà cửa, bế con để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Theo thống kê, tỷ lệ sinh mổ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn.Thông thường sau khi sinh mổ, mẹ sẽ được giữ lại từ ba ngày đến một tuần tại bệnh viện để tiện theo dõi. So với sinh thường, việc chăm sóc và hồi phục sau khi sinh